Một số khái niệm cơ bản cần biết về Search Engine Optimization - SEO

Khi yêu cầu tìm kiếm được gửi đi, hệ thống  Search Engine  sẽ tiến hành xử lý, ví dụ như: so sánh chuỗi từ khóa này từ yêu cầu với các trang... thumbnail 1 summary
Khi yêu cầu tìm kiếm được gửi đi, hệ thống Search Engine sẽ tiến hành xử lý, ví dụ như: so sánh chuỗi từ khóa này từ yêu cầu với các trang index trong cơ sở dữ liệu. Và trên thực tế, có tới hàng triệu trang web có chứa từ khóa giống như yêu cầu của người sử dụng, do vậy hệ thống Search Engine sẽ bắt đầu quá trình tính toán sự liên quan của từng trang trong index cùng với chuỗi yêu cầu.

Về bản chất, có rất nhiều thuật toán được áp dụng để tính tỉ lệ liên quan, và mỗi thuật toán đó lại có tác động nhất định tùy từng mục đích sử dụng, chẳng hạn như mật độ từ khóa liên kết, các đường link, thẻmetatag... Đó là lí do tại sao các Search Engine khác nhau lại hiển thị kết quả tìm kiếm không giống nhau. Hơn nữa, tất cả các công cụ tìm kiếm khổng lồ hiện nay như: Yahoo!, Google, Bing... thường xuyên thay đổi thuật toán tìm kiếm của họ, và khách hàng hoặc người sử dụng nếu muốn giữ được vị trí top thì cũng hải thay đổi cách áp dụng để làm sao “thích nghi” nhanh nhất với môi trường xung quanh. Đồng thời, đây cũng là 1 nguyên nhân chủ yếu để tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, công ty... phát triển và duy trì công nghệ nhằm tối ưu hóa SEO.
Bước cuối cùng của Search Engine trong toàn bộ quá trình này là thu thập kết quả. Rất đơn giản, đây đơn thuần chỉ là việc hiển thị danh sách kết quả tìm được qua trình duyệt.
Sự khác biệt của các Search Engine phổ biến hiện nay:

Mặc dù nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các bộ máy tìm kiếm là khá giống nhau, thì những điểm khác biệt dù là nhỏ nhất cũng sẽ mang lại kết quả hoàn toàn khác biệt khi đem so sánh chúng với nhau. Và đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng nhất định đến người dùng, khách hàng và chính bản thân hệ thống Search Engine. Đã có những thời điểm mà các chuyên gia SEO nói đùa rằng thuật toán được áp dụng trong Bing hoàn toàn đối lập với Google. Trong khi điều này có thể là 1 chân lý không thể thay đổi, thì thực tế vẫn là thực tế, các Search Engine vẫn không hoàn toàn giống nhau, và nếu các bạn muốn áp dụng vào hệ thống website của mình một cách có hiệu quả thì phải tối ưu hóa tối đa và tận dụng điểm mạnh của từng Search Engine khác nhau.
Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ cụ thể để chỉ ra từng điểm khác biệt giữa nhiều Search Engine khác nhau. Chẳng hạn như Yahoo! và Bing thì từ khóa là điểm quan trọng, còn đối với Google thì các đường dẫn lại là điểm mấu chốt.
2. Từ khóa – keyword: điểm mấu chốt quan trọng nhất trong SEO:

Từ lý thuyết đến thực tế, chúng ta đều biết rằng từ khóa – keyword chúng là thành phần SEO quan trọng nhất đối với từng Search Engine, hiểu nôm na rằng đó là những chuỗi ký tự hiển thị trùng khớp với thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Lựa chọn đúng từ khóa và tối ưu hóa chúng là bước làm quan trọng và luôn phải được ưu tiên trong toàn bộ “chiến dịch” SEO. Nếu người dùng thực hiện không tốt ngay từ những bước đầu tiên này thì toàn bộ quãng đường tiếp theo sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, và phần lớn trường hợp đó là người dùng đang lãng phí tiền bạc, công sức và thời gian mà không thu lại được kết quả khả quan nào. Đối với những chuyên gia hoặc người có nhiều kinh nghiệm thì việc xác định đúng từ khóa cần dùng cũng như cách thức tối ưu hóa chúng không có gì khó khăn và phức tạp, và trên tất cả, những keyword được lựa chọn đó phải hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết như nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng, ít đối thủ cạnh tranh, và phải tóm tắt được nội dung cũng như ý chính của toàn bộ website.
Chọn đúng từ khóa để tối ưu hóa:

Có vẻ như thời điểm mà người sử dụng dễ dàng lọt được vào top kết quả hiển thị khi gõ từ khóa bất kỳ đã cách đây hơn 10 năm. Cho đến thời điểm hiện tại, khi mà Internet đã trở nên phổ biến hơn lúc nào hết, thì việc cạnh tranh và phát triển nhằm duy trì vị trí top với chuỗi từ khóa tìm kiếm 1 từ gần như không còn khả thi, mà thay vào đó xu hướng của ngày nay là chuỗi tìm kiếm bao gồm 2 – 3 sẽ trở nên thực tế hơn.
Ví dụ, nếu bạn đã tạo dựng được 1 website chuyên nghiên cứu về loài chó – dog, thì đừng nên cố tìm kiếm và tối ưu hóa những từ khóa như dog hoặc dogs, mà thay vào đó là các chuỗi từ khóa được tập trung nhiều hơn, chẳng hạn như "dog obedience training" – huấn luyện cho chó vâng lời, "small dog breeds" – chó giống nhỏ, "homemade dog food" – tự làm thức ăn cho chó, "dog food recipes" – công thức chế biến đồ ăn cho chó... Tỉ lệ thành công khi tập trung vào những từ khóa 1 – 2 từ là rất ít, do vậy nên “nhắm” vào những cụm từ khóa, nhiều người ít để ý tới nhưng vẫn đủ để nói lên nội dung chính của website.
Và tất nhiên, việc cần làm trước tiên là đưa ra các từ khóa để miêu tả nội dung chính của trang web. Và cách tốt nhất là làm so đoán được người sử dụng sẽ tìm kiếm những gì khi truy cập và tìm kiếm thông tin trong website của bạn. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ có sẵn Website Keyword Suggestions Tool với rất nhiều gợi ý về danh sách hiển thị ban đầu của các từ khóa. Nhập danh sách các từ khóa bạn muốn, được thực hiện bởi Google keyword Suggestion tool, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các từ khóa có liên quan.
Khi chọn từ khóa để tối ưu hóa, chúng ta cần phải xem xét kỹ càng số lần từ khóa đó sẽ được tìm kiếm trong 1 khoảng thời gian nhất định như theo tuần, tháng, năm... mà bên cạnh đó còn có mỗi liên quan giữa chính các từ khóa đó trong website. Mặc dù việc thu hẹp danh sách các từ khóa sẽ giảm thiểu số lượng công việc đi đáng kể, nhưng bù vào đó thì người sử dụng cũng sẽ có ít tùy chọn hơn và kết quả hệ thống trả về cũng trở nên “có chất lượng” hơn so với nhiều từ khóa mang tính chất chung chung. Mặt khác, giả dụ rằng có 1 phần trong hệ thống website của bạn, đây là nơi tập trung và trao đổi kinh nghiệm về việc chọn, nuôi và dạy chó sao cho đạt hiệu quả cao nhất, với cụm từ khóa cụ thể là adopt german shepherd sẽ mang lại nhiều kết quả hơn so với german shepherd dogs, nếu suy luận theo cách logic thì trang web này không mấy hấp dẫn đối với những người chủ hiện tại đang sở hữu các chú chó chăn cừu của Đức, nhưng sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của những người có xu hướng và sở thích chỉ nuôi chó chăn cừu của Đức mà thôi... Do vậy, hãy để ý đến số lượng tìm kiếm tập trung vào các từ khóa, cụm từ khóa trong tháng, và qua đó rút ra được kinh nghiệm cũng như sự đồng nhất giữa từ khóa và nội dung cho trang web của bạn.
Mật độ từ khóa:

Sau khi chọn được đúng các keyword miêu tả nội dung của website và được cho là nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ phía người dùng, bước tiếp theo là bố trí, sắp xếp mật độ từ khóa trên từng phần nội dung trên trang web để tránh khỏi sự nhàm chán cũng như lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 văn bản. Mặc dù đây không phải là yếu tố quan trọng nhất trong chiến dịch SEO, nhưng nhìn chung thì mật độ này càng cao, mức độ liên quan khi tìm kiếm các chuỗi dữ liệu, từ khóa giữa các trang sẽ càng trở nên chặt chẽ. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia thì các bạn nên giữ mật độ này ở mức 3 – 7% đối với 2 – 3 từ khóa chính, và 1 – 2% đối với từ khóa phụ. Để chắc chắn, các bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợKeyword Density Checker để xác định mật độ này trên website của bạn.
Mặc dù không có bất kỳ quy định chặt chẽ nào, do vậy các bạn hãy thử áp dụng phương pháp tối ưu hóa này với 1 số lượng từ khóa nhất định, chẳng hạn từ 5 – 10 keyword là ổn. Còn nếu muốn áp dụng với danh sách bao gồm 300 từ, thì vô tình chúng ta đã phá vỡ trật tự cần thiết tối thiểu trong website, mà còn phản tác dụng, gây ra hiệu ứng tiêu cực dành cho người đọc. Bên cạnh đó, còn có một số hình phạt nặng nề hơn (bao gồm việc loại trừ khỏi hệ thống Search Engine) đối với tình trạng “nhồi nhét” từ khóa nhằm tự tăng liên kết giữa các từ khóa, qua đó gây ảnh hưởng tới kết quả trả về từ hệ thống.
Sắp xếp từ khóa tại nhiều vị trí khác nhau:

Với các đặc điểm như đã trình bày ở phía trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng yếu tố quan trọng của từ khóa – keyword không chỉ ở số lượng, và còn phải bắt buộc yêu cầu cả về chất lượng, chẳng hạn như các bạn bố trí và sắp nhiều nhiều từ khóa hơn ở mục title, heading, và đoạn mô tả đầu tiên trong bài – những con số này còn được tính nhiều hơn nếu bạn đặt nhiều keyword hơn ở phía cuối trang. Nguyên nhân chính là do đường URL (đặc biệt là domain), tên file và thư mục, trang title và phần heading tương ứng của từng đoạn văn riêng biệt... quan trọng hơn rất nhiều so với phần text nội dung nguyên bản. Tương tự như vậy, nếu bạn có 1 số lượng từ khóa ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh, nhưng biết cách sắp xếp và bố trí phù hợp từ khóa lẫn trong URL như đã đề cập ở trên, thì thứ hạng website của bạn sẽ được đẩy lên rất cao, đặc biệt là với Yahoo!.
Đặt keyword trong đường URL và tên file: trên thực tế, tên miền hoặc toàn bộ đường dẫn URL nói lên rất nhiều điều về website của bạn. Giả sử rằng, nếu xây dựng 1 hệ thống website chuyên nghiên cứu về các giống chó, thì các bạn nên chọn và đặt domain có gắn liền với một số ký tự như “dog”, “dogs”, hoặc “puppy”... chẳng hạn chúng ta có thể chọn tên miền: dog-adopt.net thì sẽ có lợi hơn rất nhiều so với domain: animal-care.org. Vì trong domain đầu tiên, chúng ta đã gán được 2 từ khóa vô cùng quan trọng là dog – chó và adopt – nuôi dạy, còn với tên miền thứ 2 thì chỉ có một từ khóa phụ được đề cập tới, đó là animal – thú nuôi.
Điểm tiếp theo trong quá trình tìm và chọn tên miền phù hợp, đó là không được “tham lam”. Trong khi quan điểm chung chung của quá trình SEO là cố gắng có được càng nhiều từ khóa trong URL thì sẽ càng tốt hơn, nhưng hãy thử tưởng tượng xem sẽ khó khăn và vất vả như thế nào để tối ưu hóa cũng như nhớ được đường dẫn “dài loằng ngoằng” đến vậy. Do vậy, hãy cân nhắc thật kỹ đến sự cân bằng giữa việc chọn domain và tính khả thi của những tên miền đó. Ví dụ như phaiSEO.com sẽ dễ nhớ và mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với: timhieuquantrimang.com, nghiencuuquantrimang.com...
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự tham khảo và tìm được domain như mong muốn, do vậy bạn hãy thử sử dụng công cụ hỗ trợ trong quá trình tìm hiểu này, điển hình như dịch vụ Keyword - Rich Domain Suggestion Tool. 
Bên cạnh đó, tên file và thư mục cũng quan trọng không kém trong toàn bộ quá trình này. Thông thường, các Search Engine sẽ có tùy chọn riêng cho người sử dụng để thay đổi các trang thành phần có chứa keyword qua tên file. Ví dụ như: http://mydomain.com/dog-adopt.html tuy không bằnghttp://dog-adopt.net/dog-adopt.html nhưng lại chắc chắn sẽ tốt hơnhttp://mydomain.com/animal-care.html. Lợi thế của việc đặt keyword trong tên file so với việc sắp xếp từ khóa trong đường dẫn URL là chúng dễ dàng chỉnh sửa hơn.
Đặt keyword trong trang title: đây cũng là 1 trong những vị trí khá đặc biệt và quan trọng, vì toàn bộ phần thông tin, nội dung trong thẻ <title> thường xuyên được các Search Engine “nhòm ngó” tới, đặc biệt là Google. Tuy đây không phải là điều kiện bắt buộc trong phần đặc tả HTML để viết bất kỳ thứ gì trong thẻ <title> (ví dụ, khi chúng ta để trống phần này thì trình duyệt sẽ hiển thị thành “Untitled Document” hoặc tương tự như vậy), trong quá trình SEO thì bước này lại hết sức quan trọng. Do vậy, các bạn hãy cố gắng đặt thông tin miêu tả hoặc nói về nội dung chính của website tại phần này, không nên bỏ trống.
Và không giống như đối với URL, chúng ta có thể viết nhiều dòng tại phần này nếu muốn. Tiếp tục với website về nuôi dạy chó như phần trên đã đề cập, phần thẻ <title> của trang chủ dành chohttp://dog-adopt.net có thể chứa một số thông tin như:

<title>Adopt a Dog – Save a Life and Bring Joy to Your Home</title>
<title>Everything You Need to Know About Adopting a Dog</title>

Đặt keyword trong phần heading: thông thường, các phần heading riêng rẽ có liên quan đến topic phụ, nếu xét về khía cạnh văn viết thì hoàn toàn không có chút giá trị nào cả, nhưng nếu dựa trên lý thuyết và thực tế áp dụng của SEO thì việc làm này lại đặc biệt hiệu quả, các bạn có thể bố trí và sắp xếp càng nhiều phần heading trong trang càng tốt, và nếu có chèn thêm keyword thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nữa.
Thực ra, các bạn không cần phải lo lắng về việc giới hạn ký tự hay nội dung trong phần heading này, đặc biệt đối với các thẻ <h1>, <h2>, <h3>,... nhưng nếu bố trí quá nhiều thì sẽ gây mất “thẩm mỹ” cho website và người đọc sẽ khó có thể tìm thấy thông tin cần thiết. Do vậy, hãy áp dụng cách làm tương tự như với URL, đó là cân nhắc kỹ với độ dài theo yêu cầu của phần heading. Điển hình, vớiHeading 1 hoặc H1 thì đây là phần font chữ có kích thước khá lớn, và tốt nhất là không nên có quá 8 chữ trong thẻ này, vì nếu không thì phần nội dung sẽ trải dài trên 2 hoặc 3 dòng.
Trên đây là một số điểm cơ bản cần biết về Search Engine Optimization - SEO và quá trình lựa chọn, bố trí cũng như sắp xếp từ khóa – keyword sao cho phù hợp cũng như đạt hiệu quả tối ưu trong trang web. Trong phần tiếp theo của loạt bài về SEO này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về các đường link và metatag. Chúc các bạn thành công!


3. Backlink – Một phần quan trọng của SEO

3.1 Backlink là gì?

Theo thuật ngữ layman, có 2 loại đường link: inbound và outbound. Outbound link là những link từ website của bạn đến các website khác, trong khi inbound link (hay còn gọi là backlink) là những link từ các website khác đến website của bạn. Ví dụ, nếu cnn.com link tới yourdomain.com (website của bạn), đường link từ cnn.com là một backlink (inbound) cho yourdomain.com. Tuy nhiên, đối với cnn.com, đường link này lại là outbound link. backlink là một trong những phần quan trọng nhất cho một Search Engine Optimisation (SEO) tốt.

3.2 Tại sao Backlink lại quan trọng


Số lượng backlink là một dấu hiệu về sự phổ biến hoặc tầm quan trọng của website. Backlink rất quan trọng đối với SEO bởi một số công cụ tìm kiếm như Google sẽ tin tưởng nhiều hơn đối với những website có nhiều backlink chất lượng cao cũng như coi những website này thích hợp với kết quả tìm kiếm của họ hơn so với những trang khác trong một truy vấn tìm kiếm.Do đó, khi công cụ tìm kiếm tính toán độ liên quan của một website với một từ khóa, họ không chỉ xét số lượng backlink tới trang này mà còn cân nhắc tới chất lượng của chúng. Để xác định được chất lượng, công cụ tìm kiếm sẽ xem xét nội dung của website. Khi backlink đến trang của bạn bắt nguồn từ trang khác và những trang này có nội dung liên quan trới trang của bạn, những backlink này được xem xét thích hợp hơn tới trang của bạn. Nếubacklink được tìm thấy trên các website có nội dung không liên quan, chúng được coi là ít thích hợp hơn. Backlink càng thích hợp, chất lượng của chúng càng cao.Ví dụ, nếu một webmaster có trang web về cách cứu những chú chó bị bỏ rơi và nhận được một backlink từ trang web khác về chó, chúng được coi có độ thích hợp cao hơn trong đánh giá của công cụ tìm kiếm so với đường link từ website về đua xe. Do đó, độ thích hợp của trang web link trở lại trang của bạn càng cao, chất lượng backlink cũng được nâng lên.Công cụ tìm kiếm muốn các trang web có một sân chơi bình đẳng và tìm kiếm những đường link được xây dựng tự nhiên qua thời gian. Mặc dù việc chỉnh sửa các trang web để biến chúng thân thiện hơn với SEO là khá dễ dàng, cái khó nằm ở chỗ làm sao để có thể tạo ảnh hưởng tới các website khác và khiến chúng phải link lại về website của bạn. Đây chính là lý do tại sao các công cụ tìm kiếm coi trọng backlink như một yếu tố cực kỳ quan trọng. Thêm vào đó, tiêu chí của công cụ tìm kiếm đối với chất lượng backlink nhận được thậm chí còn khó khăn hơn do các webmasters không chân thật đã cố gắng thực hiện việc lấy backlink bằng các kỹ thuật lừa đảo, lén lút. Họ có thể sử dụng link ẩn, hoặc các page tự động được tạo với mục đích duy nhất là cung cấp backlink tới các website. Những page này được gọi là link farm. Chúng không chỉ bị công cụ tìm kiếm phớt lờ mà nếu link tới một link farm còn khiến website của bạn bị cấm hoàn toàn.

3.3 Anchor Text – chuỗi ký tự liên kết


Khi một đường link kết hợp với một từ khóa trong đường dẫn siêu liên kết, chúng ta gọi nó là anchor text. Hay, anchor text tạm dịch là “ký tự liên kết” là chuỗi các ký tự ẩn chứa đường dẫn tới một trang Web hay các tài nguyên khác. Ký tự liên kết của một đường link có thể là một trong những nguồn mạnh mẽ nhất mà một webmaster sở hữu. Backlink từ nhiều website với anchor text “chú chó bị lạc” sẽ giúp website của bạn xếp hạng cao hơn đối với từ khóa “chú chó bị lạc”. Sử dụng từ khóa là cách hàng đầu để sử dụng hyperlink tránh link tới những từ như "click here" – những từ không liên quan gì tới website của bạn. Công cụ 'Backlink Anchor Text Analysis Tool' sẽ giúp người dùng tìm kiếm backlink và ký tự đã được sử dụng để link tới website của mình. Nếu phát hiện ra website của mình đang được link từ các website khác, nhưng anchor text không được sử dụng đúng đắn, bạn nên yêu cầu website đó thay đổi anchor text sang từ khóa phù hợp hơn. Điều này sẽ giúp tăng thứ hạng của trang web.

3.4 Cách thức xây dựng Backlink


Ngay cả khi có rất nhiều backlink tới trang web của bạn theo tự nhiên, khi có những backlink chất lượng cao vẫn là điều bất kì ai cũng muốn sở hữu.

a. 
Công cụ xây dựng backlink: Khi điền một từ khóa tìm kiếm nào đó, công cụ Backlink Builder cung cấp cho người dùng một danh sách các site phù hợp, tại đó, người dùng có thể nhận được một sốbacklink.
b. Được góp mặt trong sổ địa chỉ: Nếu đang băn khoăn về sự hiện diện của website, việc góp mặt vào những sổ địa chỉ như DMOZ và Yahoo là điều cần làm, không chỉ do đây là cách để lấy miễn phí cácbacklink chất lượng mà nó còn là cách để các công cụ tìm kiếm và khách truy cập tiềm năng có thể nhận ra bạn. Nhìn chung, việc “góp mặt” trong các sổ địa chỉ là miễn phí nhưng mặt hạn chế là đôi khi người dùng sẽ phải chờ tới vài tháng mới được liệt kê vào danh mục bạn chọn.

c.
 Forum và sổ địa chỉ: Thông thường, công cụ tìm kiếm đánh chỉ số đối với các forum. Vậy nên, việc đăng bài lên forum và trang blog cũng là một cách để lấy backlink chất lượng với anchor text mà bạn muốn. Nếu forum hoặc blog được nhiều người coi trọng, backlink rất có giá trị. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, forum hoặc blog admin có thể chỉnh sửa bài viết của người đăng hay thậm chí là xóa nó nếu nó không phù hợp với điều khoản của forum hoặc blog. Bên cạnh đó, đôi khi nhân viên admin không cho phép link các bài đăng, trừ phi chúng liên quan tới nhau. Trong một vài trường hợp hiếm, chủ sở hữu forum hoặc blog có thể cấm các công cụ tìm kiếm khỏi việc đánh chỉ số chúng. Trong trường hợp như vậy, backlink không có ý nghĩa gì.
d. RSS Feeds: Người dùng có thể cung cấp miễn phí RSS feed đối với những trang yêu thích, khi các trang khác đăng tải RSS feed của bạn, bạn sẽ nhận được backlink về website của mình cùng rất nhiều khách truy cập tiềm năng. Họ sẽ truy cập vào trang của bạn để có thêm thông tin chi tiết về các headline và tiêu đề họ đã đọc được ở trang khác.

e. Phần mềm liên kết
: Phần mềm liên kết cũng rất tốt trong việc kiếm thêm khách truy cập (và khách mua hàng) và để xây dựng backlink. Tuy nhiên, đây lại là một cách khá tốn kém bởi nhiệm vụ liên kết chỉ thành công trong khoảng 10 đến 30%. Tuy nhiên, nếu có phần mềm liên kết, tại sao bạn lại không thử dùng nó để lấy thêm backlink chất lượng?

f. Thông báo tin tức và ra thông cáo báo chí
: Mặc dù đây không phải là cách xây dựng backlink hàng ngày phải thực hiện, nhưng cũng là một phương pháp mang lại kết quả tốt nếu sử dụng đúng cách. Có rất nhiều trang đăng tải tin tức và thông cáo báo chí một cách miễn phí hoặc với một mức phí nhỏ. Một bài viết chuyên nghiệp về sự kiện quan trọng nào đó có thể mang lại cho bạn rất nhiều khách truy cập và backlink từ những trang uy tín – một cách tốt để tăng SEO. Phần khó khăn nằm ở chỗ bạn không thể đưa ra một thông cáo báo chí nếu không có sự kiện gì đáng đưa lên mặt báo. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi nói thông báo tin tức và thông cáo báo chí không phải là cách tiện lợi khi xây dựng backlink.

3.5 Các hoạt động sử dụng link nên tránh

Có rất nhiều điều phải nói trong những tháng gần đây về link tương tác. Trong một vài cập nhật gần đây của Google, link tương tác là một trong những mục tiêu của bộ lọc công cụ tìm kiếm. Rất nhiều webmaster đã thỏa thuận trao đổi link tương tác nhằm tăng thứ hạng xếp hạng của website. Trong một đường link trao đổi, webmaster này đặt một đường link trên website của họ chỉ tới website của webmaster khác và ngược lại. Rất nhiều đường link như vậy không có chút liên quan nào. Vậy nên, cùng với việc backlink không liên quan bị công cụ tìm kiếm phớt lờ, outbound link như vậy vẫn được tính nhưng lại làm hạ điểm phù hợp của các website. Điều này sẽ khiến một website lớn rớt hạng với Google.
Cách làm việc của Google cũng có điểm sáng tạo khi nó không chỉ xét đến sự phổ biến của website đang link tới mà còn tính tới độ tin cậy của site mà bạn link từ website của mình. Điều này có nghĩa là bạn chỉ gặp vấn đề với công cụ tìm kiếm khi link tới những trang xấu.Rất nhiều webmaster sở hữu nhiều website. Đôi khi, những trang web này có liên quan tới nhau, đôi khi lại không. Người dùng cũng nên cẩn thận với việc kết nối nhiều website với nhau trên cùng một địa chỉ IP. Nếu bạn sở hữu 7 trang web liên quan tới nhau, sau đó link tới từng website đó trên một page có thể gây tổn hại cho bạn bởi công cụ tìm kiếm có thể xem xét bạn đang cố gắng thực hiện điều mờ ám. Rất nhiều webmaster cố gắng tạobacklink theo cách này và có quá nhiều link tới các site có chung địa chỉ IP giống như việc bombacklink.Bên cạnh đó, một điều chắc chắn là liên kết giữa nhiều website không giúp người dùng thay đổi lập trường của công cụ tìm kiếm. Lý do duy nhất bạn muốn kết nối các site lại với nhau là để cung cấp cho khách truy cập thêm thông tin và nguồn để truy cập. Trong trường hợp này, có thể chấp nhận được nếu bạn cung cấp cho khách truy cập một đường link tới trang web khác, nhưng hãy cố gắng giữ tối thiểu các đường link liên kết có chung địa chỉ IP. Một hoặc 2 đường link trên một page có thể chấp nhận được.
4. Metatag


4.1 Meta tag là gì?

Meta tag – thẻ meta – được sử dụng để tổng kết thông tin trên một page của công cụ tìm kiếm. Thông tin này không trực tiếp hiển thị đối với những người truy cập website của bạn. Thẻ meta phổ biến nhất là từ khóa – meta keyword – và miêu tả – meta discription.Một vài năm trước đây, thẻ meta là công cụ hàng đầu để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và có sự tương quan trực tiếp giữa từ khóa trong thẻ meta với thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, các thuật toán đã trở nên tốt hơn nhiều và tầm quan trọng của metadata đang giảm dần theo từng ngày.

4.2 Meta Description


Thẻ meta Description là một trong những cách để bạn có thể viết miêu tả cho trang của mình, từ đó cho công cụ tìm kiếm biết được đề tài và chủ đề nào liên quan tới website của bạn. Một số công cụ tìm kiếm (bao gồm cả Google) sử dụng những miêu tả này để giản lược danh sách trong trang kết quả tìm kiếm. Vậy nên, nếu thẻ meta description được viết tốt, bạn có thể thu hút được nhiều lưu lượng tới website của mình hơn.
Ví dụ, đối với một trang về nhận nuôi chó, thẻ meta description có thể như sau:<Meta Name=“Description“ Content=“Nhận nuôi một chú chó sẽ giúp cuộc sống gia đình của bạn thú vị hơn. Tất cả những gì cần biết mỗi khi muốn nhận nuôi một chú chó đều có ở đây.“>

4.3 Meta Keyword


Khả năng tận dụng tag meta keyword là bao gồm một danh sách các từ khóa mà bạn cho rằng chúng có liên quan tới page của mình. Các công cụ tìm kiếm phổ biến sẽ không tính toán chúng, nhưng đây vẫn là cơ hội để bạn tập trung vào từ khóa chính. Người dùng có thể cho thêm cách viết thay thế (hoặc thậm chí là từ thay thế phổ biến của từ khóa bạn dùng) trong tag meta keyword. Đây có thể là một điều chỉnh nhỏ để tăng thứ hạng tìm kiếm nhưng không vì thế mà chúng ta lại bỏ qua.Ví dụ:<Meta name=“Keywords“ Content=“adopt, adoption, dog, dogs, puppy, canine, save a life, homeless animals“>

4.4 Meta Robot


Trong tag này, người dùng sẽ phải xác định các page mình không muốn đánh chỉ số. Sự thật là trên site của bạn có những nội dung cần phải giữ ở đó nhưng không nhất thiết phải đánh chỉ số cho chúng. Liệt kê các page này trong tag meta robot là một cách để loại bỏ chúng khỏi việc bị đánh chỉ số. Cách khác là sử dụng file robots.txt và đây cũng là cách tốt để thực hiện công việc.Ví dụ:<META NAME=“ROBOTS“ CONTENT=“NOINDEX, NOFOLLOW“>

5. Nội dung là hàng đầu


Nếu bạn đang viết nội dung SEO dành cho cả công cụ tìm kiếm lẫn độc giả, việc tối ưu hóa chúng không hề khó chút nào. Tung ra một số từ khóa, sắp xếp chúng theo ngẫu nhiên và xem kết quả nhận được. Đôi khi một số người copy văn bản SEO lại quên mất việc này. Độc giả đọc văn bản của bạn và họ mong chờ một điều gì đó được trả lại so với quãng thời gian và sự quan tâm họ dành cho bạn. Họ muốn có được nội dung tốt và mong muốn của họ đã định hình về cách các công cụ tìm kiếm xếp hạng website của bạn.

5.1 Thế nào gọi là nội dung tốt?

Nội dung SEO tốt có 3 đặc điểm chính:- Cung cấp thông tin hữu ích được thể hiện theo định dạng thu hút người đọc- Tăng thứ hạng trong công cụ tìm kiếm- Thu hút nhiều link từ các website khácChú ý rằng người đọc được xếp đầu trong danh sách. Website của bạn cần phải cung cấp thông tin giá trị cho khách truy cập và thực hiện việc này theo cách hấp dẫn nhất. Một vài site chỉ tập trung vào một chủ đề hạn hẹp và họ có thông tin phù hợp với chính bản thân họ. Bạn sẽ phải cạnh tranh. Tự làm mình nổi bật so với chúng bằng các phỏng vấn chuyên gia, danh sách đầy ý nghĩa và nguồn được nghiên cứu kỹ. Hãy cố gắng viết thật tốt hay nhờ ai đó có thể thực hiện việc này, sự đầu tư của bạn sẽ được trả lại bằng số lưu lượng truy cập tăng.
Mặc dù công cụ tìm kiếm không phải là khách hàng chính của bạn, họ vẫn ảnh hưởng tới xếp hạng trang. Ở những ngày đầu của SEO, sử dụng thẻ meta keyword-stuffed đã mang lại rất nhiều lưu lượng truy cập (Keyword Stuffing là thủ thuật liên quan đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần một từ khóa nhất định để gây ảnh hưởng lớn lên kết quả công cụ tìm kiếm). Mọi người không muốn dừng ở một trang có đầy lời hứa hẹn giảm giá vé máy bay cùng với đó là quảng cáo. Dẫu vậy, điều này cũng không có ảnh hưởng gì tới công cụ tìm kiếm. Mỗi lần thuật toán của công cụ tìm kiếm lặp lại, nó nhận được giá trị tốt hơn từ mớ lộn xộn, vậy nên người dùng cũng nên trang bị cho mình những kỹ thuật sắc bén. Thay vì tag meta, họ sử dụng keyword và dàn trải chúng qua một bài báo.Vào tháng 4 năm 2011, thuật toán của Google đã thay đổi đã làm từ khóa và cụm từ khóa “spam” mất giá nhằm xác định giá trị của một website đối với người xem. Cập nhật này đã tạo ra làn sóng trên Internet. Từ những trang thương mại lớn cho tới các trang blog, công cụ tìm kiếm tăng thứ hạng của những trang có giá trị cao và thực hiện cắt giảm đối với những trang một thời dựa dẫm quá nhiều vào keyword-stuffing. Mặc dù từ khóa không bị mất giá trị nhưng giờ đây nó không còn là dấu hiệu duy nhất cho công cụ tìm kiếm. Nếu từ khóa SEOđã bị giảm giá trị, link lại tăng giá trị. Nếu trang khác link tới trang của bạn với mục đích đọc, xoa dịu những tranh cãi hoặc xem văn bản đáng tin cậy, công cụ tìm kiếm sẽ xem xét trang của bạn là nơi người xem muốn ghé thăm. Điền trang web của bạn với link "mồi" sẽ giúp nhận được chú ý từ công cụ tìm kiếm và những ai sử dụng chúng. Cách tốt nhất để tạo đường link là sở hữu nội dung mới, mạnh mẽ. Các trang phương tiện truyền thông thậm chí còn cung cấp nhiều tin đồn hơn các page có nội dung lớn. Những đường link này cũng được tính, vậy nên hãy đoạt lấy chúng với các page có nhiều nội dung.

5.2 Viết nội dung SEO cho các công cụ tìm kiếm và cho mọi người


SEO giờ đây không còn mang ý nghĩa phát tán từ khóa giống như chúng ta ném đi những mẩu bánh mì nữa. Công cụ tìm kiếm mới nhất sẽ quét các page giống như khách truy cập vào trang của bạn. Jakob Nielsen, chuyên gia nghiên cứu về tương tác giữa người và máy tại trường đại học Technical University of Copenhagen, phát hiện ra rằng có tới 80% độc giả của một website đọc lướt trang đó thay vì đọc từng dòng một. Họ bỏ ra một phần nhỏ của một giây để quyết định liệu nó có đáng đọc hay không. Lập trình viên công cụ tìm kiếm vẫn sử dụng nghiên cứu này để điều chỉnh và phát minh ra các thuật toán cơ bản hơn và ý nghĩa hơn.Điều có thể hấp dẫn được người đọc cũng có thể chiếm được chú ý từ công cụ tìm kiếm. Góc bên trái trên cùng của một trang là nơi có giá trị nhất bởi đó chính là địa điểm người đọc chú ý đầu tiên. Hãy đặt những thông tin quan trọng tại đó để các công cụ tìm kiếm và bạn đọc có thể thấy chúng ngay lập tức. Đây cũng là nơi tuyệt vời để đặt box đề mục và danh sách các mục tin.
Chữ đậm sẽ giúp mọi người và công cụ chú ý hơn, nhưng hãy nhớ sử dụng những tag này thật thận trọng. Có quá nhiều chữ đậm trông giống quảng cáo và khiến công cụ tìm kiếm đánh giá thấp trang của bạn. Tag HTML in nghiêng đậm nên dùng cho những khái niệm có ý nghĩa, không phải từ cần nhấn mạnh. In đậm từ “rất” hoặc in nghiêng từ “hơn” cũng chẳng có ý nghĩa gì với công cụ tìm kiếm, vậy nên hãy áp dụng các tag này đối với những khái niệm quan trọng và tiêu đề phụ.Giờ đây, tìm kiếm sẽ hướng tới các thuật ngữ liên kết và cụm từ liên quan, không chỉ tập trung vào từ khóa. Một ai đó lấy nghĩa từ văn cảnh và dễ dàng phân biệt được từ “cắt” bởi nó áp dụng cho tóc với từ tương đương được áp dụng cho lưu trữ phim hoặc video game. Hãy để cho khách truy cập của bạn – cả người lẫn máy – biết được rõ ràng nghĩa của những gì mình đang đề cập tới. Trong ngôn ngữ SEO, hãy bao gồm cả các từ đồng nghĩa và thuật ngữ liên quan để công cụ tìm kiếm có thể nhận ra mục đích của website.May mắn thay, vẫn có một cách để làm việc với những thuật nhữ ngư vậy trong nội dung của bạn mà không phải giám sát từ khóa và phần trăm cụm từ khóa: chỉ cần viết ra những gì mà người dùng thích đọc nhất. Nếu bạn viết cho độc giả, công cụ tìm kiếm sẽ thực hiện theo.

5.3 Kẻ thù của SEO – nội dung trùng, spam và bộ lọc


Bạn đang tìm hiểu về nội dung SEO hiện đại nên như thế nào. Tuy nhiên, một điều quan trọng không kém là hiểu rõ về những gì không nên. Nghiên cứu của Nielsen chỉ rõ những gì có thể giữ người đọc ở lại trang và những gì khiến họ phải rời trang. Công cụ tìm kiếm sẽ thu thập những thông tin như vậy và hạ xếp hạng hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi xếp hạng.
Nội dung trùng có thể “đánh chìm” một website. Ngay cả khi nội dung trùng hợp pháp như các bài báo link toàn bộ từ nguồn tin tức và sử dụng quá nhiều trích dẫn sẽ làm hạ giá trị SEO của website. Độc giả không có bất kì lý do gì để truy cập một trang web đăng tải nội dung của những trang web khác. Xếp hạng trang sẽ giảm dần theo thời gian nếu bạn không đăng tải nội dung gốc.Trong khi hạn chế số lượng nội dung trùng trên trang của mình, bạn cũng cần chú ý tới thời gian cung cấp thông tin. Xây dựng nội dung mới trên nền tảng của nội dung khác bất kì lúc nào có thể. Sẽ mất công hơn khi tổng kết và đồng hóa một tin tức hoặc sử dụng nó như một đường link với bài báo gốc. Tuy nhiên, thực hiện như vậy sẽ giúp trang của bạn có thể cải thiện thứ hạng. Nếu thêm giá trị phù hợp cùng bài viết sắc bén và đường link liên quan, bạn sẽ thấy thứ hạng của mình được cải thiện trong công cụ tìm kiếm.Phương pháp cũ theo công thức từ khóa và đáp ứng được phần trăm từ khóa không chỉ đã lỗi thời mà nó còn hạ thấp xếp hạng trang của bạn một cách chủ động. Tải nhiều từ khóa là một dấu hiệu của trang web quảng cáo và công cụ tìm kiếm hiểu được điều này. Sử dụng từ liên quan và các cụm từ thích hợp để cải thiện khả năng nhận diện của chủ đề, đánh dấu trang của bạn trở nên giá trị hơn cũng như nâng cao giá trị công cụ tìm kiếm của nó. Văn bản đa dạng cũng giúp khách truy cập (người) dễ đọc hơn.Nielsen phát hiện ra rằng độc giả thường xa lánh các website có nhiều cụm từ phụ. Rõ ràng, website có nội dung súc tích có giá trị cao hơn nhiều so với những trang có nhiều nội dung dàn trải. Cường điệu hóa và ngôn ngữ quảng cáo – ví dụ, miêu tả một sản phẩm là “tốt chưa từng có” hoặc “giải pháp hoàn hảo” - chẳng đóng góp được gì cho ý nghĩa của văn bản. Độc giả sẽ lọc ra nội dung dàn trải và phần mềm sẽ hạ xếp hạng đối với những site có quá nhiều nội dung như vậy. Do đó, bạn nên giảm thiểu chúng khỏi trang của mình.Các công cụ tìm kiếm thay đổi thuật toán của họ thường xuyên để có thể cung cấp cho người dùng của mình có kết quả tìm kiếm phù hợp hơn. Cùng với đó, nghệ thuật SEO cũng thay đổi theo. Đối tượng duy nhất của văn bản web là độc giả của nó. Những page cung cấp tiểu thuyết, nội dung hấp dẫn được thể hiện trong định dạng thân thiện với người đọc sẽ được đứng đầu xếp hạng.Hãy thử Similar Page Checker để kiểm tra sự giống nhau giữa 2 địa chỉ URL.Trên đây là một số điểm cơ bản cần biết vềbacklinkmeta tag và nội dung của văn bản. Ở phần tiếp theo của loạt bài về SEO này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin như tính năng bổ sung trực quan và SEO; URL tĩnh so với URL động; đẩy mạnh website để tăng lưu lượng truy cập.

6. Tính năng bổ sung trực quan và SEO

Như đã đề cập ở trên, công cụ tìm kiếm chưa có phương tiện index trực tiếp những tính năng bổ sung như hình ảnh, âm thanh, phim ảnh flash và javascript. Thay vào đó, chúng phụ thuộc vào bạn để cung cấp các đoạn mô tả và dựa vào đó có thể index các tập tin này. Trong một nghĩa nào đó, tình hình cũng tương tự như các văn bản của 10 năm trước – bạn sẽ cung cấp một mô tả trong thẻ meta, sau đó công cụ tìm kiếm sử dụng chúng để index và xử lý trang web của bạn. Nếu công nghệ tiếp tục tiến bộ, một ngày nào đó công cụ tìm kiếm có thể index hình ảnh, phim... sẽ không còn là một giấc mơ.
6.1 Image

Hình ảnh là một phần thiết yếu của bất kỳ website và theo quan điểm của các nhà thiết kế đây là một mục bắt buộc cho tất cả các trang web. Tuy nhiên, ở đây các nhà thiết kế và công cụ tìm kiếm là hai cực khác nhau bởi đối với search engine, mọi thông tin được che giấu trong hình ảnh sẽ biến mất. Khi làm việc với nhà thiết kế, đôi khi phải mất một thời gian để giải thích cho họ rằng bắt buộc cần phải có liên kết văn bản (với các văn bản neo thích hợp) rõ ràng thay vì những hình ảnh. Đó có thể là điều khó khăn khi muốn tìm sự cân bằng hiệu suất giữa nghệ thuật và thân thiện với SEO, nhưng kể từ khi ngay cả những trang web hay nhất cũng biến mất trong không gian mạng nếu nó không được công cụ tìm kiếm tìm thấy, một thỏa hiệp về sự xuất hiện trực quan là không thể tránh.
Sau những gì chúng ta đã nói, không có nghĩa là bỏ qua toàn bộ hình ảnh, và với ngày nay chắc chắn đó là điều không thể, bởi kết quả là trang web sẽ trở nên mất thẩm mĩ. Thay vào đó, hình ảnh nên được sử dụng cho việc minh họa và trang trí, chứ không phải để điều hướng hay tệ hơn – là để hiển thị văn bản (ví dụ trong một font chữ lạ mắt). Và quan trọng nhất – trong thuộc tính <alt> của thẻ <img>, luôn luôn cung cấp một văn bản mô tả có ý nghĩa cho hình ảnh. Đặc điểm kỹ thuật của HTML không yêu cầu điều này, nhưng với công cụ tìm kiếm thì nó hết sức quan trọng. Ngoài ra, bạn cần đặt những tên có ý nghĩa cho hình ảnh thay vì chung chung như image1.jpg, image2.jpg, imageN.jpg... ví dụ về một tập tin hình ảnh có thông tin về tên và cung cấp đầy đủ thuộc tính alt<img src=“filter-email.jpg” alt=“kỹ thuật sử dụng bộ lọc trong Email”>. Chú ý rằng không dùng quá 20 từ trong các thẻ <alt> bởi điều này sẽ bị nghi ngờ hiện tượng “nhồi nhét” từ khóa.
6.2 Hình ảnh động và phim ảnh

Tình huống với hình ảnh động và phim ảnh cũng tương tự như với hình ảnh ở trên. Chúng có giá trị theo quan điểm của các nhà thiết kế nhưng không được cảm tình của công cụ tìm kiếm. Dễ thấy rằng tạo một trang giới thiệu flash ấn tượng ngay trên trang chủ của website vẫn còn khá phổ biến, nhưng bạn không thể tưởng tượng rằng đó là điều bất lợi với search engine – là kẻ thù số một của đỉnh cao trong bảng xếp hạng. Thậm chí còn tệ hơn nếu chúng ta sử dụng flash để kể một câu chuyện mà có thể được viết bằng văn bản đơn giản, việc crawl và index bởi công cụ tìm kiếm sẽ rất chậm. Một cách giải quyết là cung cấp cho search engine một phiên bản HTML của phim flash nhưng trong trường hợp chắc chắn rằng bạn đã loại trừ bộ phim flash gốc từ việc index (điều này được thực hiện trong tập tin robots.txt *), nếu không bạn sẽ bị trừ điểm vì nội dung trùng lặp.
Có tin đồn rằng Google đang xây dựng một công nghệ tìm kiếm mới sẽ cho phép tìm kiếm bên trong hình ảnh động và phim ảnh, các định dạng .swf sẽ chứa siêu dữ liệu mới có thể được sử dụng bởi cỗ máy tìm kiếm. Nhưng tốt hơn hết bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều Flash hoặc ít nhất là cung cấp một mô tả văn bản mô tả cho bộ phim bằng thẻ <alt>.
6.3 Frames

Việc sử dụng frame sẽ khiến các trang web chạy chậm lại, nhưng công nghệ này đã dần biến mất cách đây 5 hoặc 10 năm. Trước đây các nhà thiết kế thường sử dụng thẻ này, nhưng với công cụ tìm kiếm thì không. Bọ tìm kiếm gặp khó khăn khi index các trang sử dụng frame bởi URL của website không thay đổi dù bất kỳ frame nào được mở. Đối với search engines điều này là một cú sốc bởi thực tế có thể có nhiều trang cùng tồn tại trên một URL, trong khi đó với search engines thì mỗi URL chỉ là một trang. Tất nhiên, công cụ tìm kiếm có thể lần theo các liên kết tới trang web khác trong frameset và index chúng, nhưng đó vẫn là một trở ngại lớn để xếp hạng website.
Nếu vẫn muốn sử dụng các frame, hãy đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp một mô tả có ý nghĩa cho trang web trong thẻ <noframes>. Dù là với người mới bắt đầu, chúng ta chỉ cần ghi nhớ thẻ <noframes> là nơi để gán một phiên bản thay thế (hay ít nhất bao gồm sự mô tả ngắn gọn) cho trang web của mình trên công cụ tìm kiếm và trình duyệt không hỗ trợ frame. Chẳng hạn: <noframes> <p> Website này xem tốt nhất trên trình duyệt hỗ trợ frame.</p><p>Website PhaiSEO cung cap cac Dich vu SEOQuang ba WebPhan mem SEO,...</p></noframes>
6.4 JavaScript

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên đối tượng được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Trên trình duyệt, rất nhiều trang web sử dụng JavaScript để thiết kế trang web động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng để thực hiện một số tác vụ không thể thực hiện được với chỉ HTML như kiểm tra thông tin nhập vào, tự động thay đổi hình ảnh,... Vốn dĩ HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình cho việc xây dựng các ứng dụng web, không ai có thể sử dụng HTML để xử lý bằng văn bản một cơ sở dữ liệu hoặc thậm chí đối với session lưu trữ thông tin.
Hiện nay công cụ tìm kiếm chỉ bỏ qua JavaScript mà chúng gặp phải trên một trang. Nếu bạn có liên kết bên trong các mã JavaScript, rất có thể sẽ không được spider *. Thứ hai, nếu JavaScript nằm trong tập tin HTML (chứ không phải trong các tập tin .js được gọi khi cần thiết) này thì bản thân tập tin HTML và spider có thể chỉ bỏ qua nó và di chuyển tới trang web tiếp theo. Bạn có thể sử dụng thẻ <noscript> để cung cấp thông tin thay thế khi chạy script trên trình duyệt, nhưng bởi hầu hết các ứng dụng của nó là khá phức tạp nên không thích hợp để giải thích ở đây.

7. Các URL tĩnh so với URL động

Dựa trên những phần trước, bạn có thể nhận thấy rằng thuật toán của công cụ tìm kiếm luôn cố hạ bệ mọi nỗ lực để thiết kế ra một trang web đẹp rực rỡ. Nó đã giải thích lý do tại sao công cụ tìm kiếm không giống như những hình ảnh, phim, các applet và những tính năng bổ sung khác. Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng công cụ tìm kiếm không thích các URL động. Thực tế, người dùng cũng không thấy hứng thú với những URL như http://domain.com/product.php?cid=1&pid=5 bởi nó không thể hiện được nội dung của trang.
Có một vài lý do tại sao các URL tĩnh có số điểm cao hơn so với URL động. Đầu tiên, URL động không phải luôn tạo ra trang web theo yêu cầu sau khi người dùng thực hiện một số hành động (nhấn submits trên form hoặc sử dụng công cụ tìm kiếm trên trang web). Theo một nghĩa nào đó, trang web như vậy không tồn tại trong search engine, bởi chúng được index bằng crawl chứ không phải bằng cách điền vào form.
Thứ hai, ngay cả nếu một trang web động đã được tạo ra bởi yêu cầu của người sử dụng trước đó và lưu trữ trên máy chủ, máy tìm kiếm có thể bỏ qua nó nếu có quá nhiều dấu hỏi và các ký tự đặc biệt khác. Có một thời gian các search engine không index tất cả website động, ngày nay chúng vẫn được index nhưng nhìn chung là chậm hơn so với web tĩnh.
Một đường dẫn URL tĩnh có thể giúp cho máy tìm kiếm index dễ dàng hơn. Thêm nữa trong khi viết lại đường dẫn bạn có thể thêm các từ khóa vào trong URL. Trang Web tĩnh lúc này sẽ có lợi thế trong kết quả tìm kiếm hơn là một trang Web động. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta trở lại HTML tĩnh. Các trang điều khiển bởi cơ sở dữ liệu thực sự rất tuyệt vời nhưng sẽ tốt hơn nếu trang web của bạn phục vụ cho công cụ tìm kiếm và người sử dụng một định dạng mà học có thể dễ dàng xử lý. Một trong những giải pháp cho vấn đề về URL động là “viết lại” URL bằng công nghệ URL rewriting. Có nhiều công cụ đặc biệt (cho những nền tảng và máy chủ khác nhau) có thể viết lại URL theo một định dạng thân thiện, và chúng sẽ xuất hiện trong trình duyệt giống như một trang HTML thông thường. Bạn có thể thử URL Rewriting Tool tại đây, nó sẽ giúp bạn chuyển đổi các văn bản khó hiểu thành một cái gì đó dễ đọc hơn.
8. Đẩy mạnh trang web của bạn để tăng Traffic

Mục đích chính của SEO là làm cho website của chủ sở hữu nhìn thấy được công cụ tìm kiếm, dẫn đến đạt thứ hạng cao hơn trong các kết quả của trang tìm kiếm. Do đó đem lại lượng traffic (truy cập) lớn hơn, và cuối cùng là có được nhiều khách hàng hơn. Thật ra, SEO chỉ là một sự thay thế để quảng bá trang web của bạn, giúp tăng lượng truy cập. Có nhiều cách online và offline để thực hiện mục tiêu đạt traffic cao và tiếp cận đối tượng khách hàng. Trong phạm vi của bài viết này chúng tôi không đề cập đến các phương pháp, nhưng bạn chỉ cần lưu ý rằng công cụ tìm kiếm không phải là cách duy nhất để thu hút khách truy cập trang web của mình, mặc dù đó là lựa chọn thích hợp và tương đối dễ làm.
8.1 Submit website tới Search Directories, forum và trang web cụ thể

Sau khi đã hoàn tất việc tối ưu hóa trang web của mình, đây là thời điểm để submit nó tới công cụ tìm kiếm. Nói chung, với các máy tìm kiếm bạn không cần làm bất cứ điều gì đặc biệt để được index – chúng sẽ đến và tìm thấy bạn. Không thể nói chính xác khi nào họ sẽ ghé thăm trang web của bạn cho lần đầu tiên và khoảng thời gian bao lâu để trở lại. Chắc chắn, bạn có thể Submit các URL của trang web trong công cụ tìm kiếm nhưng cách làm này không hy vọng rằng nó sẽ nhảy tới trang web đó ngay lập tức. Hơn nữa, ngay cả khi bạn đã gửi URL thì hầu hết các máy tìm kiếm đều có quyền đánh giá xem có nên thu thập dữ liệu trang web này hay không. Dù sao bạn có thể Submit URL tại ba major search engines GoogleMSN, và Yahoo.
Ngoài công cụ tìm kiếm, bạn cũng có thể muốn bao gồm trang web của mình trong search directories(các thư mục chứ không phải công cụ tìm kiếm). Mặc dù search directories cũng liệt kê các trang có chủ để liên quan, chúng có sự khác nhau về một vài khía cạnh trong các công cụ tìm kiếm. Trước tiên, các search directories thường được duy trì bởi con người và những trang web trong đó được duyệt cho phù hợp sau khi submit. Thứ hai, search directories không sử dụng crawler để có được URL, vì vậy bạn cần đi tới chúng và submit trang web của mình. Một số search directories phổ biến nhất là DMOZ vàYahoo!.
Đôi khi việc đăng một liên kết tới website của bạn trên các diễn đàn hoặc trang web đặc biệt nào đó sẽ là một phép lạ về lượng traffic. Bạn cần tìm những forum/website hàng đầu về lĩnh vực mình quan tâm, thậm chí là một tìm kiếm đơn giản trong Google hoặc major search engine khác sẽ truy xuất tên của chúng. Ví dụ, nếu bạn hoạt động về phần cứng, có thể gõ “hardware forums” trong hộp search và kết quả sẽ trả về một danh sách các trang web được yêu thích trong lĩnh vực này. Sau đó là kiểm tra xem website có cho phép đăng liên kết lên hay không. Việc gửi bài lên diễn đàn khá tốn thời gian so với submit tới công cụ tìm kiếm nhưng cũng khá hữu ích, đôi khi kết quả rất bất ngờ.
8.2 Công cụ tìm kiếm theo chuyên nghành

Google, Yahoo!, và MSN không chỉ là những cỗ máy tìm kiếm trên trái đất, thậm chí không đơn giản là những thứ có mục đích chung chung. Mỗi dịch vụ đều có nhiều sự khác nhau về mục đích vàSpecialized Search Engines (công cụ tìm kiếm chuyên dụng), một trong số đó có thế thực sự hữu ích để tiếp cận đối tượng độc giả của bạn. Bạn không thể tưởng tượng được rằng có bao nhiêu khía cạnh specialized search engines tồn tại – từ pháp luật, tới phát thành, giáo dục! Một số trong đó tập hợp các nguồn tài nguyên Webwide khổng lồ về một chủ đề cụ thể, nhưng hầu hết tất cả đều có phần submit liên kết tới các trang web bên ngoài được quan tâm. Vì vậy, khi đã tìm được công cụ tìm kiếm chuyên dụng thích hợp, hãy vào đó và submit URL của bạn – điều này được chứng minh là sẽ có nhiều lượng traffic hơn là nỗ lực lên TOP của Google.
8.3 Quảng cáo trả tiền và Submissions

Ở phần trên chúng tôi đã đề cập tới một số phương pháp SEO thay thế search engines như forum, specialized sites và search engines, search directories. Nhưng nếu bạn cần đảm bảo cho website của mình luôn được chú ý, bạn có thể nghĩ tới dịch vụ quảng cáo trả tiền - paid ads và sự tương tác với độc giả – Submissions. Website sẽ được đảm bảo về sự xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của hầu hết các công cụ lớn, chấp nhận thanh toán để đặt URL của bạn trong phần Paid Links cho các từ khóa liên quan. Tuy nhiên, trong tâm trí của người dùng nói chung, họ không tin tưởng nhiều vào các liên kết trả tiền so với trang thông thường. Trong một nghĩa nào đó có vẻ như bạn đang “hối lộ” công cụ tìm kiếm – nơi mà không phải của riêng ai. Vì vậy cần suy nghĩ hai lần về những ưu/nhược điểm của việc trả tiền để được “lên hạng”.
Hi vọng rằng với 3 phần cơ bản về SEO đã trình bày sẽ giúp các độc giả, những người chủ sở hữu website mới sẽ có những kinh nghiệm hữu ích để quản trị trang web của mình sao cho thu hút nhiều bạn đọc hơn. Trân trọng!


Theo QTM

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét

Tin HOT

Dịch thuật PLG